THÔNG TIN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THCS VÀ CHỨNG CHỈ KHTN | TRI THỨC TRẺ

môn khoa học tự nhiên

Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) xuất hiện ở năm lớp 6, thuộc chương trình mới nên có phần lạ lẫm với nhiều người. Vậy môn KHTN gồm những gì? Cùng Tri thức trẻ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Môn Khoa học tự nhiên là gì?

Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn vật lý, hóa học, sinh học.

Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: vật lý, hóa học và sinh học ở chương trình THCS làm một.

Môn KHTN được phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4,5 cấp tiểu học, sau đó được dạy ở các lớp 6,7,8, và 9 với tổng số 140 tiết/ năm học.

Nội dung môn học tích hợp của Lý – Hóa – Sinh, có thể kể đến như là:

  • Chất và sự biến đổi của chất (Hóa học)
  • Vật sống (Sinh học)
  • Năng lượng và sự biến đổi (Vật lý)
  • Trái đất và bầu trời (Vật lý và Sinh học)
  • Đánh giá định kỳ

Tổng số tiết của 3 môn vật lý, hóa học, sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết, tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành.

Chứng chỉ KHTN dành cho giáo viên cấp THCS

Là văn bằng chứng nhận năng lực giảng dạy môn KHTN ở cấp THCS, nhằm đảm bảo giáo viên có đủ kiến thức và kỹ năng cũng như điều kiện giảng dạy hiệu quả môn học tích hợp này.

chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khoa học tự nhiên thcs
chung-chi-mon-khoa-hoc-tu-nhien

Nội dung khóa đào tạo chứng chỉ môn KHTN

Chương trình học được quy định theo Bộ GD&ĐT, với thời gian 3 tháng với các nội dung như:

Kiến thức chung:

  • Giao tiếp sư phạm
  • Đánh giá trong giáo dục
  • Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
  • Tâm lý học giáo dục
  • Quản lý nhà nước về giáo dục
  • Giáo dục học
  • Lý luận dạy học
  • Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Kiến thức chuyên ngành:

  • Phương pháp giảng dạy KHTN tích hợp
  • Nội dung và chương trình môn KHTN cấp THCS
  • Thực hành thí nghiệm KHTN
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học KHTN
  • Đánh giá kết quả học tập môn KHTN
  • Thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động học tập KHTN
  • An toàn trong phòng thí nghiệm KHTN
  • Phát triển tư duy khoa học và kỹ năng nghiên cứu cho học sinh THCS.

Vì sao cần dạy học tích hợp trong môn KHTN?

Việc xây dựng môn KHTN góp phần làm giảm số môn học, đồng thời tránh sự trùng lặp kiến thức giữa các môn học.

Ở cấp THCS, môn KHTN là môn bắt buộc được phát triển từ môn Tìm hiểu tự nhiên ở các lớp 4, 5. Đây là giai đoạn giáo dục cơ bản nên giáo dục môn KHTN tập trung vào những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cốt lõi và phổ thông.

Việc giáo viên cần có thêm chứng chỉ KHTN là vì

Hiện nay, chương trình đào tạo trong các trường sư phạm đã mang tính tổng hợp nên việc bồi dưỡng thêm cho giáo viên của môn này để dạy các môn khác là hoàn toàn có thể.

Ví dục như giáo viên dạy sinh học đã được học 4 đơn vị học trình hóa đại cương và hóa hữu cơ, 4 đơn vị học trình vật lý đại cương, như vậy có thể bồi dưỡng thêm để dạy các nội dung phổ thông về hóa và vật lý.

Trong chương trình KHTN mới này sẽ không chú ý tới kiến thức chuyên sâu mà nhấn mạnh tới việc hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh. Quá trình tích hợp sẽ có thể gặp khó khăn thời gian đầu khi giáo viên cần nắm được hai đến 3 bộ môn để giảng dạy, tuy nhiên đây là vấn đề có thể giải quyết được nếu giáo viên có kế hoạch sắp xếp tập huận và đào tạo.

Đăng ký học chứng chỉ KHTN tại Tri thức trẻ!

Để đăng ký lớp chứng chỉ NVSP khoa học tự nhiên, học viên có thể liên hệ Tri thức trẻ tại đây hoặc hotline: 0832474848 để được hướng dẫn đăng ký và hỗ trợ sớm nhất!

Đ/c Viện đào tạo bồi dưỡng nhân lực Tri thức trẻ

181 Hai Bà Trưng, P.Thắng Lợi, TP.BMT, Đắk Lắk

Xem thêm: CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM BẠN ĐÃ BIẾT? | TRI THỨC TRẺ

Nguồn: Trường Đại học sư phạm Hà Nội

    0832474848 Liên hệ Zalo Facebook